Từ nghiên cứu tới hoạch định chính sách về ONKK: Một vài suy nghĩ

Để có chính sách đúng đắn trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí thì không thể thiếu những nghiên cứu về các nguồn gây ra ô nhiễm không khí (ONKK).

Dưới đây là suy nghĩ tóm tắt của tôi về nghiên cứu nguồn và chính sách để giảm thiểu ONKK ở Hà Nội:

Mời các bạn đọc bản hoàn chỉnh trên tạp chí môi trường:

Từ nghiên cứu tới chính sách về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Cảm ơn các anh chị quý báo (đặc biệt cảm ơn anh Phạm Tuyên và anh Dư Văn Toán) đã giới thiệu và đăng ý kiến của tôi lên chuyên mục diễn đàn-trao đổi.

1. Nghiên cứu về nguồn ONKK ở Hà Nội

  • Nâng cao công tác kiểm thải nguồn gây ONKK
  • Tiến hành đo đạc đặc trưng của nguồn thải
  • Kết hợp các mô hình khác nhau để xác định nguồn gây ONKK (một cách thường xuyên)
  • Dựa trên những bằng chứng khoa học từ các nghiên cứu trước đó ở Hà Nội, đặc biệt từ các nghiên cứu xác định nguồn tại điểm tiếp nhận, chúng ta đã có một số bức tranh sơ bộ về thành phần hóa học chính của bụi và các nguồn đóng góp lớn hiện nay.
  • Thành phần hóa học bụi: Các hợp chất hữu cơ, các ion muối amoni sulfat/nitrate, các-bon đen, các oxit của nguyên tố từ bề mặt (lớp vỏ) trái đất, muối biển (NaCl), các siêu vết kim loại (hình 1).
  • Các nguồn sơ cấp lớn có thể kể tới là hoạt động đốt sinh khối/than, ô nhiễm từ xa, hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, giao thông, bụi đường/crustal. Bụi thứ cấp hữu cơ và amoni sunfat cũng đóng góp không nhỏ trong thành phần bụi mịn.

animation Hình 1. Thành phần hóa học bụi mịn.(modified from REF [1])

2. ONKK không chỉ có bụi PM2.5

  • Hàm lượng bụi thô (PM2.5-10) ở Hà Nội còn cao nên cần quản lý nguồn bụi này
  • Các chất ô nhiễm khác, đặc biệt các khí SO2, NOx, và VOCs, là tiền chất của bụi thứ cấp
  • Hợp chất vòng thơm (PAHs) và kim loại nặng ở các khu công nghiệp, làng nghề
  • Nghiên cứu đóng góp bụi thứ hữu cơ hình thành từ các SVOCs
  • Đóng góp bụi thứ cấp ammonium sulfate là lớn, chúng ta cần có bức tranh đo đạc toàn vùng cho khí SO2

3. ONKK không có biên giới giữa các tỉnh thành và quốc gia

  • Ứng dụng phương pháp tiếp cận đã có cho bài toán phân bổ nguồn ONKK từ địa phương, vùng và vận chuyển dài hạn
  • Tăng cường cộng tác nghiên cứu cùng các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Thái Lan (hình 2)

animation Hình 2. Ảnh hưởng sự vận chuyển bụi từ xa tới Hà Nội.(reprint permision from REF [2])

4. Từ nghiên cứu tới chính sách về ONKK

  • Một cách thực tế, chúng ta khó có thể đòi hỏi một nghiên cứu có thể chỉ ra được chính xác sự đóng góp của từng nguồn gây ô nhiễm, mà phải có sự tổng hợp của rất nhiều nghiên cứu với các phương pháp tiếp cận khác nhau. Do đó, chúng ta không thể trông chờ một nghiên cứu hoàn hảo về nguồn ONKK rồi mới thi hành các chính sách.
  • Các nguồn ô nhiễm bụi chính ở Hà Nội có tỉ lệ khá tương đồng nên cần áp dùng đồng thời nhiều chính sách lên các nguồn này.
  • Kết hợp đồng bộ những chính sách ở các địa phương xung quanh, đặc biệt từ các tỉnh phía đông đồng bằng Bắc Bộ
  • Kinh nghiệm từ các thành phố khác trên thế giới (đặc biệt về nguồn giao thông), tôi nghĩ chúng ta đã có thể xây dựng những chính sách phù hợp, ví dụ: như các chính sách về nâng cao tiêu chuẩn phát thải cho xe cộ hay chất lượng xăng dầu.
  • Kiểm soát chặt chẽ đốt than/sinh khối cũng như tăng cường tiêu chuẩn cho nguồn thải từ các lò hơi/công nghiệp
  • Chính sách cho những đợt bụi kéo dài

Những nghiên cứu liên ngành về ảnh hưởng của ONKK, đặc biệt từ góc độ kinh tế, năng lượng, sức khỏe và xã hội là quan trọng để có được những chính sách hiệu quả và phù hợp nhất với tình hình hiện tại của đất nước.

Tài liệu tham khảo:

  1. Weagle et al., 2018. Global Sources of Fine Particulate Matter: Interpretation of PM2.5 Chemical Composition Observed by SPARTAN using a Global Chemical Transport Model
  2. Ly et al., 2021. The effects of meteorological conditions and long-range transport on PM2.5 levels in Hanoi revealed from multi-site measurement using compact sensors and machine learning approach

Updated:

Leave a comment