Thấy gì từ một dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế giữa Vương Quốc Anh và Trung Quốc?
Sau 5 năm kể khi (năm 2016) dự án Ô nhiễm không khí và sức khỏe con người ở siêu đô thị Bắc Kinh được khởi động (Atmospheric Pollution and Human Health (APHH) in a Chinese Megacity (APHH-Beijing)), đầu năm nay nhóm nghiên cứu dự án đã công bố báo cáo tổng kết.
Phần giới thiệu về dự án này đã được công bố trên tạp chí Vật Lý và Hóa Học khí quyển. Dự án kéo dài trong 4 năm (2016-2020), được đồng tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên (NERC) và Hội đồng Nghiên cứu Y tế (MRC) như một phần của Quỹ Đối tác Nghiên cứu và Đổi mới Anh-Trung, và Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC). Sau đó, giai đoạn thứ 2 của dự án (2019-2021) cũng tiếp tục được tài trợ để làm rõ hơn 1 số vấn đề khoa học chưa được nghiên cứu chuyên sâu.
Kết qủa khoa học của dự án
Các bạn quan tâm có thể đọc tóm tắt kết quả từ đây. Tôi dịch (bằng google translate) một số ý dưới đây (Theo tôi kết quả này có nhiều điểm tương đồng với ONKK ở Hà Nội ta, thí dụ như nguồn bụi chủ yếu từ ngoài Hà Nội, đốt sinh khối, v.v):
Một nhóm hơn 150 nhà khoa học đã dành 5 năm để thực hiện một trong những chiến dịch thực địa ô nhiễm không khí lớn nhất ở Bắc Kinh - tạo ra cái nhìn sâu sắc mới về ô nhiễm không khí và sức khỏe con người bằng cách sử dụng các công cụ quan sát và mô hình mới. Kết quả dự án đã chỉ ra rằng:
-
Chất lượng không khí của Bắc Kinh được cải thiện đáng kể trong vài năm qua nhờ vào việc giảm phát thải sau khi thực hiện các hành động kiểm soát ô nhiễm không khí.
-
Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở trung tâm thành phố, bao gồm các hạt mịn, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và carbon đen thấp hơn nhiều so với dự đoán, nhưng nồng độ vẫn tương đối cao trong năm 2016 và 2017, cho thấy chúng được tạo ra bên ngoài trung tâm thành phố.
-
Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của Trung Quốc để sử dụng trong gia đình ở nông thôn đã làm giảm nồng độ bụi PM2.5, nhưng việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong nước vẫn tạo ra khoảng 20% PM2.5 trong năm 2012.
-
Đốt sinh khối và đốt than bên ngoài trung tâm thành phố Bắc Kinh tạo ra các hạt mịn (PM2.5) được đưa vào thành phố bằng các khối khí dọc theo các tuyến đường chính ra khỏi tỉnh Bắc Sơn Tây, Hà Trạch và các thành phố lân cận như Thiên Tân và Đường Sơn.
-
Ô nhiễm ôzôn cao vào mùa hè và có thể trầm trọng hơn với các biện pháp kiểm soát NOx và PM2.5 trong tương lai, trừ khi lượng khí thải VOC được kiểm soát.
-
Việc cắt giảm lượng khí thải amoniac có thể làm giảm đáng kể nồng độ của PM2.5.
-
Sức khỏe tinh thần của người dân bắt đầu bị ảnh hưởng khi mức độ ô nhiễm không khí tăng lên đáng kể. Làm sạch không khí ở Bắc Kinh có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của công dân.
Thấy gì từ báo cáo tổng kết này?
Báo cáo đã đưa ra 10 điểm khoa học nổi bật của dự án và các chính sách kèm theo. Thêm vào đó, nó cũng chỉ ra chi tiết cho những nghiên cứu liên ngành cũng như các câu hỏi khoa học cho nghiên cứu về ONKK trong tương lai.
Một điểm nổi bật của báo cáo này chính ra nó đã kể ra những câu chuyện đã tạo nên sự thành công của dự án, bao gồm: 1) Tổ chức dự án; 2) Sự hợp tác bình đẳng giữa các nhà nghiên cứu Anh-Trung; 3) Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhóm nghiên cứu; 4) Đào tạo các nhà khoa học trẻ; 5) Những cuộc họp/ trao đổi học thuật thường xuyên; 6) Trao đổi với các nhà làm chính sách; 7) Điều phối chương trình; 8) Sự tích hợp giữa mô hình và dữ liệu; 9) So sánh dữ liệu và các công cụ đo đạc; 10) Truy cập, chia sẻ và công bố dữ liệu; 11) Nhiều cách tiếp cận cho cùng một vấn để khoa học ; 12) Trao đổi với các nhà khoa học quốc tế và cuối cùng là 14) Sự tương tác với các nhà tài trợ.
Từ những câu chuyện trên khi liên hệ với Việt Nam, tôi cho rằng chúng ta có thể học hỏi qua các điểm quan trọng như:
1) Hợp tác: Tăng cường hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu trong và liên ngành dựa trên sự tin cậy và khả năng tương hỗ, cần tạo ra một nền tảng để chia sẻ dữ liệu nghiên cứu giữa các nhóm nghiên cứu.
2) Minh bạch: Công khai dữ liệu với cộng đồng và trao đổi trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách.
3) Bài bản: Chuẩn hóa dữ liệu cũng như phát triển và tích hợp các công cụ nghiên cứu.
4) Đào tạo: Đào tạo các nhà khoa học trẻ để tiếp nối và phát triển những di sản từ dự án
Sau cùng tôi cho rằng chất lượng không khí ở Bắc Kinh được cái thiện do sự quyết tâm chính trị lớn của chính quyền Bắc Kinh cũng như từ trung ương. Các nhóm nghiên cứu ở đó thực sự rất mạnh không kém gì ở Vương Quốc Anh. Họ đã được đầu tư hiệu quả về mặt vật chất lẫn con người trong một thời gian đáng kể trước khi kế hoạch hành động giảm thiểu ô nhiễm được tiến hành.
P/S: Tôi đã tham gia dự án từ lúc bắt đầu cho tới khi gần kết thúc vào cuối năm 2019 (khi tôi nhận vị trí mới ở KCL và ICL). Đây là dự án mà tôi đã bỏ rất nhiều công sức từ tổ chức kế hoạch thu mẫu, thực nghiệm, phân tích trong phòng thí nghiệm tới phát triển mô hình mô phỏng và tham gia viết ý tưởng nghiên cứu cho giai đoạn 2 của dự án.
Leave a comment