Chính sách sử dụng năng lượng trong việc kiểm soát chất lượng không khí tại Trung Quốc (Clean Air Action Plan 2013-2017)
Kế hoạch hành động kiểm soát ONKK tại Trung Quốc giai đoạn 2013-2017
Chính quyền Bắc Kinh từ lâu đã nhận ra họ đã và đang phải trả giá đắt cho vấn đề ô nhiễm không khí. Đợt bụi (haze events) kéo dài đầu năm 2013 đã gây ảnh hưởng rất nặng nề và khiến chính quyền Bắc Kinh chịu sức ép lớn từ dân chúng. Tháng 9 năm 2013, chính quyền trung ương đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia về ngăn chặn và kiểm soát chất lượng không khí. Mục tiêu chính của kế hoạch hành động này là giảm thải lượng bụi trong không khí bởi 10% trên toàn quốc, và tập trung vào 3 vùng trọng điểm: Cắt giảm 25% lượng bụi min ở khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc, 20% ở đồng bằng Trường Giang và 15% ở đồng bằng Châu Giang trong giai đoạn 2013-2017. Để đạt được mục tiêu trên, chính quyền Bắc Kinh đã đươc ra một loạt các chính sách, trong đó chính sách về tái cấu trúc năng lượng đóng vai trò quan trọng nhất.
Tái cấu trúc năng lượng
Trước năm 2013, lượng than tiêu thụ ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong vòng một thập kỉ. Kế hoạch hành động này đã giới hạn lượng than tiêu thụ cho toàn quốc và từng khu vực. Theo ghi nhận thì lượng than tiêu thụ toàn Trung Quốc đã giảm từ 4.2 tỉ tấn năm 2013 xuống còn 3.8 tỉ tấn năm 2017 (tỉ trọng than trong tổng năng lương giảm từ 67.4% xuống 60%). Riêng khu vực Bắc Kinh đã giảm từ 15.7 triệu tấn (Mtce) năm 2013 xuống 6.8 triệu tấn in 2016, dẫn tới sử tỉ trọng sử dụng than trong năng lượng năm 2018 là 9.8% (đạt so với mục tiêu 10% bởi chánh quyền). (update note: Tuy nhiên lượng than toàn Trung Quốc đã có vẻ tăng nhẹ trong 2 năm gần đây 2018-2019).
Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải bằng công nghệ mới
Ngoài giảm lượng than tiêu thụ, chính quyền Bắc Kinh từ nhưng năm 2005 đã có dự án quốc gia về phát triển và sử dụng công nghệ mới để giảm thải khí thải từ các nhà máy sử dụng than. Đây có lẽ là một trong nỗ lực hữu ích nhất để giảm thải ô nhiễm không khí: Khi mà nhu cầu năng lượng ngày càng cao, thì việc giảm thải lượng tiêu thụ không hiệu quả và thực tế bằng giảm phát thải trên lượng tiêu thụ, cũng như việc nâng cao hiệu năng sử dụng năng lượng. Do đó, tới năm 2015, Trung Quốc đã có: 99% coal-fired power units with FGD, 92% thermal power with SCR, 88% sinterning machines with FGD, 92% cement clinker kilns with SNCR.
Hình 1. Tiêu chuẩn phát thải cho các nhà máy điện than.
Trung Quốc không chỉ nâng cao tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí mà còn nâng cao tiêu chuẩn cho lượng khí thải từ các khu công nghiệp cũng như các nguồn ô nhiễm khác. Từ năm 2015, họ đẩy mạnh các nhà máy có lượng khí thải siêu thấp (ultra-low emission power units) có ứng dụng công nghệ mới (Hình 1). Theo đó lượng khí thải cho SO2, NOx và PM đã thấp hơn 83%, 50% và 67% so với tiêu chuẩn quốc gia cho nhà máy điện than. Tiêu chuẩn khí thải siêu thấp này tương đương với các nhà máy dung khí đốt tự nhiên (natural gas power unit)- Đây là thành công lớn của Trung Quốc về mặt ứng dụng công nghệ. Hiện tại đã có trên 75% nhà máy điện than trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn mới này. Từ năm 2012, họ đã nâng cao tiêu chuẩn khí thải và kiên quyết đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm. Chính quyền cũng đã kiên quyết đóng cửa hơn 3000 nhà máy không đạt tiêu chuẩn ở Bắc Kinh trong giai đoạn 2014-2017. Cùng với những cải tiến giảm thải khí thải từ lò hơi từ khu công nghiệp, lượng khí thải cho SO2, NOx, và PM2.5 đã giảm lần lượt là 15, 6 và 4 triệu tấn (-59% cho SO2, -20% cho NOx và -29% cho PM2.5) trong giai đoạn 2013-2018 (Hình 2).
Hình 2. Phát thải hàng tháng từ các khu vực khác nhau trên toàn Trung Quốc trong giai đoạn 2013-2017.
Sử dụng năng lượng sạch ở khu vực dân cư
Không những tập trung vào khu vực sản xuất, Trung Quốc đã dùng năng lượng sạch (clean heating projects) thay thế cho năng lượng than (dùng để sưởi, nấu ăn..) và cải tiến bếp/nhà để năng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm lượng khí phát thải cũng như cấm đốt rơm rạ ngoài trời ở khu vực nông thôn. Đây là một trong những chính sách rất quan trọng vì không những làm giảm ô nhiễm ngoài trời mà giảm rất lớn tới sự phơi nhiễm của người dân (Cần ghi nhận phơi nhiễm ô nhiễm không khí không chỉ bao gồm ngoài trời mà cả trong nhà). Tới năm 2017, có hơn 4 triệu hộ gia đình ở nông thôn khu vực Bắc Kinh sử dụng năm lượng sạch. Cuối năm 2017, chính quyền Bắc Kinh đã cấm sử dụng than ở hơn 10,000 km2 trong khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc. Việc này đã làm giảm rất đáng kể tới lượng phát thải bụi và các khí tiền chất (NOx,SO2) tạo thành bụi thứ cấp so với các nguồn khác ở Bắc Kinh (Hình 3).
Hình 3. Phát thải hàng tháng từ các khu vực khác nhau ở Bắc Kinh trong giai đoạn 2013-2017.
Tài liệu tham khảo:
Leave a comment